
5 cách giúp tối ưu tốc độ tải trang cho website?
Bạn có biết? Tốc độ tải trang chậm khiến doanh nghiệp mất 7% doanh thu. Điều này dễ hiểu vì trên thực tế, khách hàng sẵn sàng chuyển sang đối thủ cạnh tranh của bạn nếu phải tốn thời gian để chờ đợi tải trang. Vì vậy, đây là yếu tố quan trọng mà các doanh nghiệp không thể bỏ qua khi thiết kế website. Để tối ưu hóa, tăng tốc độ tải trang cho website hiệu quả, bạn có thể áp dụng một số cách như: giảm thiểu các yêu cầu HTTP, tối ưu hóa hình ảnh, kích hoạt tính năng nén, chỉ sử dụng các plugin thực sự cần thiết và tối ưu Widgets.
I. Tốc độ tải trang
1.1. Tốc độ tải trang là gì?
Tốc độ trang đề cập đến thời gian tải của một trang cụ thể trên một trang web bất kỳ của bạn. Tốc độ trang được Moz định nghĩa chi tiết hơn là, tốc độ trang có thể được mô tả theo thời gian tải trang của trang thời gian (thời gian cần thiết để hiển thị đầy đủ nội dung trên một trang cụ thể) hoặc thời gian để đến byte đầu tiên (mất bao lâu để trình duyệt của bạn nhận được byte thông tin đầu tiên từ máy chủ web). Thời gian tải trang được tính từ khi người dùng bắt đầu thực hiện một yêu cầu truy cập đến khi nội dung tìm kiếm được hiển thị trên toàn bộ trang web của bạn.
1.2. Vì sao cần tăng tốc độ tải trang cho website?
Theo một nghiên cứu gần đây cho thấy, người dùng sẽ thoát trang nếu phải chờ đợi quá 3 giây. 85% khách hàng nói rằng họ sẽ không quay lại trang web có hiệu suất kém, bao gồm cả thời gian tải trang chậm.
Tốc độ tải trang ảnh hưởng rất đến website của bạn, từ việc gia tăng trải nghiệm cho người dùng, từ đó tăng tỉ lệ chuyển đổi cho đến tối ưu hóa SEO cho website. Tốc độ trang web là một trong những yếu tố Google sử dụng để xếp hạng các website trên các công cụ tìm kiếm. Đồng thời, vấn đề này còn ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng. Những trang web có thời gian tải lâu hơn thường sẽ có tỉ lệ thoát trang cao hơn và thời gian người dùng ở lại trang ít hơn.
II. Cách khắc phục tốc độ tải trang hiệu quả
2.1. Giảm thiểu các yêu cầu HTTP
-
HTTP là gì?
HTTP là giao thức truyền tải siêu văn bản được sử dụng trong www, dùng để truyền tải dữ liệu giữa web server đến các trình duyệt web và ngược lại, đồng thời nó cũng có thể được sử dụng cho các mục đích khác.
HTTP theo mô hình máy khách-máy chủ cổ điển, với một máy khách mở kết nối để thực hiện yêu cầu, sau đó đợi cho đến khi nhận được phản hồi. HTTP là một giao thức không trạng thái, có nghĩa là máy chủ không giữ bất kỳ dữ liệu (trạng thái) nào giữa hai yêu cầu.
HTTP là một giao thức ứng dụng của bộ giao thức TCP/IP (các giao thức nền tảng cho Internet). Trong đó, TCP/IP là từ viết tắt của Transmission Control Protocol (TCP) và Internet Protocol (IP). Đây là một giao thức được biết đến như là giao thức cài đặt truyền thông mà hầu hết các mạng máy tính ngày nay đều chạy trên đấy. Bộ giao thức này được đặt theo tên của 2 giao thức là giao thức điều khiển giao vận và giao thức liên mạng.
-
Mô hình hoạt động của HTTP
HTTP hoạt động theo mô hình máy khách - máy chủ cổ điển (client - server). Trong mô hình này, máy tính của người dùng sẽ đóng vai trò là máy khách. Với mỗi thao tác của người dùng, máy khách sẽ gửi yêu cầu đến cho máy chủ và chờ máy chủ phản hồi.
Chẳng hạn, khi bạn gõ một địa chỉ cần tìm kiếm vào trang web, một lệnh HTTP sẽ được gửi đến máy chủ để yêu cầu hướng dẫn nó tìm ra đúng trang web mà bạn đang yêu cầu.
-
Các yêu cầu của HTTP
Thời gian tải trang của trang web là dành cho các thành phần hình ảnh, stylesheet, script, flash… Với mỗi thành phần này sẽ có những yêu cầu HTTP riêng của nó. Vì vậy, càng nhiều các thành phần thì sẽ lại càng cần nhiều các yêu cầu HTTP, khiến thời gian tải trang tăng lên rất nhiều.
Để tối ưu, tăng tốc độ tải trang cho website, việc chúng ta có thể làm là giảm bớt các yêu cầu HTTP, cụ thể hơn chính là cắt giảm các thành phần như hình ảnh, stylesheet, script, flash…
-
Các cách giảm thiểu yêu cầu HTTP
Sử dụng truy vấn chỉ để tải những gì cần thiết : Truy vấn chính là cách tìm kiếm và biên dịch dữ liệu từ một hoặc nhiều bảng. Khi tạo truy vấn, bạn cần xác định các điều kiện cụ thể để tìm chính xác dữ liệu mình cần. Sử dụng càng nhiều truy vấn để tìm kiếm hoặc tải dữ liệu sẽ làm cho tốc độ tải trang kém. Vì vậy, với những trường hợp chỉ cần tải một số hình ảnh cần thiết cho website hoặc chỉ cần chạy một tập lệnh cụ thể trên thiết bị di động, hãy sử dụng các câu lệnh có điều kiện.
Giảm số lượng hình ảnh sử dụng: Nhiều hình ảnh hoặc sử dụng hình ảnh có kích cỡ lớn sẽ làm chậm tốc độ tải trang của website. Vì vậy, hãy rà soát lại trang web của mình một lượt rồi sau đó xóa bớt một số hình ảnh không quan trọng. Tốc độ tải trang của website sẽ được cải thiện rất rõ rệt đấy nhé.
Nếu bắt buộc phải sử dụng nhiều hình ảnh trên website, bạn có thể sử dụng CSS Sprites để kết hợp các hình ảnh này lại.
CSS Sprites: Là một phương tiện kết hợp nhiều hình ảnh thành một tệp hình ảnh duy nhất để sử dụng trên một trang web. Với việc sử dụng CSS Sprites, thay vì web phải tải rất nhiều các hình ảnh nhỏ thì nó chỉ phải tải một tệp hình lớn duy nhất. Vì sao tải một tệp hình lớn lại tốn thời gian hơn tải các hình ảnh nhỏ? Đó là vì tải bao nhiêu hình thì phải tạo bấy nhiêu yêu cầu HTTP riêng cho nó, khiến tốc độ load trang trở nên chậm hơn.
Xem thêm:
Kết hợp các website bán hàng online tốt nhất với mạng xã hội để bán hàng
Vì sao website bán hàng không thể thiếu tính năng giỏ hàng
2.2. Tối ưu hóa hình ảnh
Hình ảnh cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề tải trang của trang web. Vì vậy, để gia tăng tốc độ tải trang của trang web, chúng ta cần tối ưu hóa hình ảnh cho website. Khi thực hiện tối ưu hóa hình ảnh, chúng ta cần phải để ý đến 3 yếu tố chính là kích thước, định dạng và thuộc tính SRC.
-
Tối ưu kích thước
Hình ảnh có kích thước càng lớn thì lại càng tốn nhiều thời gian để tải hơn. Vì vậy, bạn hãy làm thế nào để tối ưu kích thước hình ảnh nhỏ nhất có thể mà vẫn đảm bảo được chất lượng hình ảnh. Bạn có thể sử dụng các công cụ để chỉnh sửa kích thước ảnh như photoshop, fotosizer, pixresizer… Chẳng hạn, nếu bạn định tải hình ảnh có dung lượng là 7000px lên trang web thì chắc hẳn nó sẽ làm ảnh hưởng đến thời gian tải trang. 1200 x 630 được xem là kích thước tối ưu nhất cho các hình ảnh trước khi tải lên trang web.
-
Tối ưu định dạng
Cũng giống như video, hình ảnh có rất nhiều định dạng khác nhau. Mỗi định dạng đều có những ưu nhược điểm riêng của nó. Tuy nhiên, một số định dạng phổ biến mà chúng ta vẫn thường hay gặp là JPEG, GIF, PNG… Trong đó JPEG là định dạng được khuyên dùng nhiều nhất giúp tối ưu hóa tốc độ tải trang cho trang web. Vì JPEG cho phép nén ảnh linh hoạt từ 0% (nén tối đa) đến 100% (không nén). Thông thường, cài đặt nén ảnh JPEG sẽ được để ở mức 60-75% để làm giảm đáng kể dung lượng file ảnh nhưng ảnh trông vẫn đẹp trên hầu hết các màn hình.
-
Thuộc tính SRC
Hình ảnh được tạo nên từ thẻ img trong HTML, trong đó thẻ img có 2 thuộc tính cần thiết là src và alt. SRC chính là đường dẫn tham chiếu tới hình ảnh. Nếu thuộc tính SRC bị để rỗng thì trình duyệt vẫn sẽ gửi các yêu cầu HTTP cho máy chủ khiến tốc độ tải trang của trang web trở nên chậm hơn. Ví dụ như khi không có nguồn trong dấu ngoặc kép, ví dụ như: >Img scr = “”> thì trình duyệt vẫn sẽ đưa ra những yêu cầu HTTP.
2.3. Kích hoạt tính năng nén
Bạn có thể kích hoạt tính năng nén các dữ liệu trên trang web với GZIP để tối ưu hóa tốc độ tải trang. Nén là phương pháp đơn giản và hiệu quả để tiết kiệm băng thông và tăng tốc tải trang của bạn. Nén cho phép máy chủ web gửi file có kích cỡ nhỏ hơn, từ đó làm tăng tốc độ tải trang cho website. Sau đó trình duyệt sẽ tải file nén về, giải nén và hiển thị với người dùng.
Lý do khiến Gzip hoạt động rất tốt trong môi trường web là vì các tệp CSS và tệp HTML sử dụng nhiều văn bản lặp lại và có vô số khoảng trắng. Vì Gzip nén các chuỗi phổ biến, điều này có thể giảm tới 70% kích thước của các trang (pages) và biểu định kiểu (style sheets). Gzip tìm những chuỗi tương tự nhau trong file text và thay thế những chuỗi đó tạm thời, kết quả là sẽ giúp file nhỏ hơn.
Nếu bạn đang có dự định thực hiện 1 trang lớn với nội dung và hình ảnh có chất lượng lớn, từ 100KB trở lên thì hãy nén tệp tin này lại, điều này sẽ giúp bạn khiến thời gian tải trang nhanh hơn.
Làm thế nào để kích hoạt nén GZIP? Bạn có thể kích hoạt GZIP trên website của bạn bằng cách dùng mod_gzip hoặc mod_deflate. Nén bằng mod_deflate được khuyên dùng vì thuật toán chuyển đổi tốt hơn và module của nó tương thích cao hơn với phiên bản mới của apache. Sau đó, kiểm tra việc nén GZIP bằng các công cụ như WebPageTest hoặc GTMetrix.
2.4. Chỉ sử dụng những plugins thực sự cần thiết
Plugin là một phần mềm bổ trợ được cài đặt trên một chương trình nhằm mục đích nâng cao khả năng của nó. Mỗi plugin sẽ có công dụng, chức năng riêng được dùng để hỗ trợ tính năng cài đặt mà Wordpress chưa có. Plugin là những thành phần mở rộng nhỏ, được lập trình riêng dựa trên các API và những hàm mở có sẵn của WordPress. Trong đó, API viết tắt của Application Programming Interface (giao diện lập trình ứng dụng) là phương thức kết nối với các thư viện và ứng dụng khác.
Ví dụ: nếu bạn muốn xem video trên một trang web, bạn có thể cần một plugin để phát nó vì trình duyệt của bạn không có các công cụ cần thiết.
Plugin đóng vai trò quan trọng, tạo độ chuyên nghiệp cho mỗi website của bạn. Plugin chính là tính tăng tiện ích được bổ sung trên trang web nhằm thực hiện những mục đích như SEO, các tính năng bán hàng...
Một số plugin thường dùng có thể kể đến như: SEO Ultimate, Seo By Yoast, RDFa Breadcrumb, Google XML Sitemaps, kk Star Ratings, Digg Digg.
- SEO Ultimate, Seo By Yoast: hỗ trợ tốt nhất cho làm SEO website
- RDFa Breadcrumb là thẻ điều hướng trong giao diện người dùng giúp người dùng dễ dàng thao tác hơn.
- Google XML Sitemaps là sơ đồ trang web, giúp cho người dùng và Google dễ dàng hoạt động trong website.
- kk Star Ratings là công cụ đánh giá Sao, giúp tăng độ uy tín của doanh nghiệp
- Digg Digg là plugin giúp mọi người có thể like hay chia sẻ bài viết của bạn
Plugin giúp cho website của bạn hoạt động tiện ích hơn, tuy nhiên nó cũng chính là con dao 2 lưỡi khiến ảnh hưởng đến việc tải trang. Cài đặt nhiều plugin hoặc sử dụng những plugin chất lượng thấp sẽ làm chậm tốc độ tải trang của website. Vì vậy, hãy chỉ sử dụng những plugin thực sự cần thiết để đảm bảo tốc độ tải trang được tối ưu nhất.
2.5. Tối ưu Widgets
-
Widget là gì?
Widget là phần mở rộng của ứng dụng đơn giản, thường là một phần của ứng dụng lớn hơn đã được cài đặt trên thiết bị. Các widget có đủ hình dạng và kích cỡ, có thể tùy chỉnh và nằm trên bất kỳ màn hình chính có sẵn nào để truy cập nhanh.
Các loại Widget thông dụng: Các Widget thường được thêm vào để bổ sung thêm tính năng, gia tăng trải nghiệm cho người dùng. Đó là các Widget:
- Recent Post Widget: tính năng giúp hiển thị các bài viết gần nhất.
- Category Posts Widget: tính năng giúp hiển thị các bài viết gần đây dưới một danh mục cụ thể.
- Google Maps Widget: tính năng giúp hiển thị Google trong một Widget
- Youtube Channel Gallery: tính năng hiển thị các video trên kênh youtube với hình ảnh đẹp và dễ nhìn.
- Date and Time Widget: tính năng giúp hiển thị ngày, giờ trên website một cách dễ dàng.
-
Vai trò của Widget
Widget là một loại tiện ích bên trong, nằm trong phần kỹ thuật của website nhưng lại có thể tác động trực tiếp đến giao diện bên ngoài. Widget là tiện ích có vai trò chỉnh sửa, cấu hình giao diện và quyết định các hiển thị trên thanh slidebar của một trang WordPress cơ bản.
Tiện ích Widgets giúp giao diện của website rõ ràng và tiện ích hơn: nhờ vào các plugin mà Widgets giúp giao diện của website rõ ràng hơn, bố cục được phân chia theo ý muốn. Đồng thời, các tiện ích Widgets sáng tạo, hợp lý giúp gia tăng trải nghiệm của người dùng trên website. Các Widgets phù hợp với nhu cầu của khách hàng như tìm kiếm bài viết, số điện thoại liên hệ, thống kê số lượt truy cập, lượt người xem trang…
-
Vì sao phải tối ưu Widget?
Sử dụng quá nhiều Widget có truy vấn đến cơ sở dữ liệu sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề tải trang. Các tiện ích như mạng xã hội hoặc tính năng bình luận có thể hữu ích cho doanh nghiệp, tuy nhiên chúng sẽ khiến cho website trở nên nặng và làm chậm tốc độ tải trang. Các tính năng widget này có một số lượng lớn các đoạn mã javascript cần phải thực hiện khi load trang nên làm trang của bạn tải chậm lại.
Khoảng 700kB trọng lượng với hơn 40 yêu cầu HTTP sẽ được thêm vào trong quá trình tải trang nếu như bạn sử dụng một widget phổ biến như hộp like của Facebook.
Một website có tốc độ tải trang chậm không chỉ ảnh hưởng đến tối ưu website chuẩn SEO mà còn tác động đến trải nghiệm của người dùng. Vì vậy, doanh nghiệp hãy luôn kiểm tra các yếu tố trên để đảm bảo luôn luôn tối ưu hóa tốc độ tải trang cho trang web của mình.