cac-phuong-thuc-ban-hang-trong-doanh-nghiep

Các phương thức bán hàng trong doanh nghiệp thương mại hiện nay

Được đăng trong: Kinh nghiệm kinh doanh
Bởi 94now
Nhiều hơn từ tác giả này

Doanh nghiệp thương mại là tổ chức kinh tế hợp pháp, đơn vị kinh doanh độc lập được hình thành với mục đích thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, cung ứng dịch vụ và lưu thông hàng hóa. Doanh nghiệp thương mại nội địa bao gồm 2 loại hình phổ biến là doanh nghiệp thương mại nội địa và doanh nghiệp thương mại xuất nhập khẩu. Hãy cùng 94now tìm hiểu tổng quát các phương thức bán hàng trong doanh nghiệp thương mại hiện nay. 

Các phương thức bán hàng trong doanh nghiệp thương mại nội địa

Doanh nghiệp thương mại nội địa là các doanh nghiệp thực hiện nghiệp vụ cung ứng dịch vụ và mua bán hàng hóa dịch vụ trong nước. 2 phương thức kinh doanh phổ biến của doanh nghiệp này là bán buôn và bán lẻ. Trong đó:

Hình thức bán buôn

Bán buôn là hình thức cung ứng dịch vụ và bán hàng hóa với khối lượng lớn hoặc theo lô hàng với giá được chiết khấu hoặc giá gốc. Bán buôn thường được các trung gian thương mại như đại lý, tổng đại lý, nhà phân phối áp dụng. Trong hình thức bán buôn lại bao gồm 2 phương thức nhỏ hơn là bán buôn hàng hóa qua kho và bán buôn hàng hóa vận chuyển thẳng.

  • Bán buôn hàng hóa qua kho: Là hoạt động doanh nghiệp bán hàng hóa, dịch vụ phải được xuất trực tiếp từ kho của mình. Với hình thức bán hàng này, doanh nghiệp có thể giao hàng trực tiếp cho khách hàng tại kho hoặc chuyển hàng tới kho của bên mua hoặc địa điểm yêu cầu theo như hợp đồng.
  • Bán buôn hàng hóa vận chuyển thẳng: Là hoạt động doanh nghiệp thương mại mua lại hàng hóa, nhận được hàng, không nhập về kho mà chuyển thẳng cho bên mua. 2 hình thức chủ yếu của hoạt động bán buôn hàng hóa vận chuyển thẳng là giao hàng trực tiếp hoặc chuyển hàng. 

cac-phuong-thuc-ban-hang-online

Hình thức bán lẻ

Bán lẻ là phương thức bán hàng hóa, dịch vụ với số lượng ít, nhỏ lẻ, được áp dụng trực tiếp với người tiêu dùng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ ấy. Bán lẻ có nhiều hình thức thực hiện đa dạng hơn bán buôn. Cụ thể là:

  • Bán lẻ trực tiếp: Nhân viên bán hàng sẽ bán sản phẩm và thu tiền trực tiếp của khách hàng ngay lúc đó. 
  • Bán hàng online: Doanh nghiệp sẽ đăng tải sản phẩm lên các kênh bán hàng online như website, mạng xã hội, group, forum… và khách hàng sẽ truy cập internet để mua hàng, thanh toán online và đợi hàng được vận chuyển đến. 
  • Bán lẻ trả góp: Với hình thức bán hàng này, khách hàng có thể trả tiền cho doanh nghiệp thành nhiều lần theo các chính sách trả góp. Doanh nghiệp sẽ nhận thâm được khoản lãi do khách hàng trả chậm.
  • Bán lẻ tự phục vụ: Khách hàng tự lựa chọn sản phẩm mình muốn mua và đem ra quầy thu ngân để thanh toán. Siêu thị và các trung tâm thương mại phần lớn áp dụng hình thức bán hàng này.
  • Bán hàng tự động: Doanh nghiệp sử dụng các máy bán hàng tự động để bán sản phẩm, hàng hóa của mình. 

Các phương thức bán hàng trong doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Đối với doanh nghiệp thương mại xuất nhập khẩu, xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu ủy thác là 2 phương thức chính được áp dụng. Trong đó:

  • Xuất khẩu trực tiếp là việc doanh nghiệp làm việc trực tiếp với bên nhập khẩu, ký kết hợp đồng, tiến hành giao hàng và nhận tiền.
  • Xuất khẩu ủy thác là hình tức mà doanh nghiệp không trực tiếp xuất khẩu hàng hóa, giao hàng và nhận tiền mà thông qua một đơn vị xuất nhập khẩu có uy tín.  

Doanh nghiệp có thể triển khai nhiều hình thức bán hàng khác nhau phù hợp với quy mô và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Đồng thời, để quản trị bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp cần đến một nền tảng quản lý tập trung tất cả các hình thức và hoạt động bán hàng. Từ đó, doanh nghiệp có thể tối ưu chi phí quản lý và vận hành của tất cả các hình thức bán hàng. 

3 năm trước