chuyen-doi-so-trong-doanh-nghiep

Chuyển đổi số - Vũ khí đối phó trước nguy cơ Covid quay lại

Được đăng trong: Kinh nghiệm kinh doanh
Bởi 94now
Nhiều hơn từ tác giả này

Những tổn thất của đợt Covid-19 đầu tiên vẫn chưa được phục hồi thì nguy cơ về đợt dịch sắp tới lại đến. Trong thời điểm này, thay vì "đóng cửa ngủ đông" thì doanh nghiệp cần chủ động sống chung với bão, bằng cách chuyển đổi số ngay tức thì. Chuyển đổi số không chỉ là giải pháp giúp doanh nghiệp đối phó với "cơn bão" mang tên Covid-19 mà còn là xu hướng kinh doanh trong tương lai.

Chuyển đổi số là gì?

Cùng với thời kì phát triển công nghệ 4.0, khái niệm chuyển đổi số là gì cũng được hình thành ngay sau đó. Và từ cuối năm 2019 đến nay, khái niệm này ngày càng phổ biến và được nhắc đến rất nhiều.

Chuyển đổi số được đưa ra rất nhiều định nghĩa khác nhau, xong tổng quát nhất có thể hiểu rằng chuyển đổi số là cách thức doanh nghiệp ứng dụng công nghệ để thay đổi mô hình kinh doanh của mình nhằm tạo ra những giá trị mới. Và mục đích chính là mang đến nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khủng hoảng, bứt phá kinh doanh, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.

chuyen-doi-so-la-gi

Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp tăng trưởng trong mùa dịch

Thời điểm dịch covid diễn ra vào tháng 3, 4 vừa qua, trong khi nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng kiệt quệ, phải đóng cửa thì vẫn có những doanh nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ nhờ chuyển đổi chiến lược, tập trung vào kinh doanh online. Theo thống kê, doanh thu mua sắm trực tuyến các doanh nghiệp thu được trong thời gian diễn ra dịch tăng từ 20-30%. 

Một trong những minh chứng chính xác nhất cho điều này là nhà bán lẻ Amazon và doanh thu tăng đột biến trong mùa dịch từ kinh doanh online. Trên thế giới, Amazon đã thu về doanh thu 24 tỷ USD ngay trong mùa dịch. Vì nhu cầu mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng trong đợt Covid 19 vừa qua tăng lên nên thương hiệu này đã phải ứng tuyển thêm 100.000 nhân viên. 

Tính riêng ở Việt Nam thì doanh thu mà các doanh nghiệp thu được từ các kênh bán online trong mùa dịch vừa qua tăng từ 20-30%. Cụ thể, những thương hiệu cho thấy sự tăng trưởng rõ rệt nhất có thể điểm qua như:

  • Sàn thương mại điện tử Tiki phát sinh thêm từ 3000-4000 đơn hàng/phút.
  • Saigon Co.op có số lượng giao dịch trực tuyến tăng gấp 10 lần so với ngày thường trong đợt dịch.
  • Lotte Mart cũng tăng số lượng đơn hàng lên 150-200% trong thời gian dịch bệnh lên đến đỉnh điểm.

Những con số trên chính là minh chứng rõ nhất cho sức mạnh của kinh doanh online trong mùa dịch Covid. Ngoài ra, khi hàng nghìn doanh nghiệp phải đóng cửa ngủ đông chờ dịch qua thì kinh doanh online chính là cứu cánh cho rất nhiều doanh nghiệp nếu biết tận dụng phương thức kinh doanh online hiệu quả. 

Xem thêm

Tối ưu quy trình vận hành doanh nghiệp bằng chuyển đổi số

chuyen-doi-so-2020

Xu hướng kinh doanh trong tương lai

Không chỉ là phương thức cứu nguy cho doanh nghiệp trong mùa dịch Covid, mua sắm online còn được dự đoán sẽ trở thành xu hướng mua hàng trong tương lai của hầu hết người tiêu dùng hiện đại. Nhận thấy tiềm năng phát triển của lĩnh vực này, Chính phủ phê duyệt kế hoạch phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025 và đặt mục tiêu:

  • 55% tổng dân số tham gia mua sắm trực tuyến
  • Doanh thu từ hoạt động thương mại điện tử đạt 35 tỷ đô vào năm 2025.

Nắm bắt được xu hướng này, nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng điều chỉnh mô hình kinh doanh, từ offline lên online để phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Đồng thời, các doanh nghiệp này tập trung vào các kênh bán hàng trực tuyến và tung ra các chiến lược tiếp thị để thu hút thêm nhiều khách hàng.

  • Các siêu thị như Vinmart, Big C phát triển thêm dịch vụ mua sắm trực tuyến qua ứng dụng điện thoại. 
  • Các hãng xe công nghệ như Be, Grab cũng tung ra các giải pháp hỗ trợ người tiêu dùng mua hàng online như Grab Mart, "Be đi chợ".
  • Các sàn thương mại điện tử như Tiki, Lazada, Shopee cũng đưa ra nhiều chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi hấp dẫn nhằm tiếp cận thêm nhiều người tiêu dùng.

Tất cả những điều trên đã cho thấy tiềm năng của xu hướng kinh doanh online và chuyển đổi số là việc mà các doanh nghiệp cần thực hiện ngay từ bây giờ. Song, bên cạnh quá trình chuyển đổi, các doanh nghiệp cần phải đối mặt với một số hạn chế, mặt còn tồn tại trong phát triển thương mại điện tử. 

chuyen-doi-so-94now

Những vấn đề tồn tại khi chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Các doanh nghiệp đã bắt đầu ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh nhưng vẫn chưa thực sự đầu tư và chưa có chiến lược chính xác, rõ rệt. Một số hạn chế, tồn tại của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình chuyển đổi số là: 

  • Chưa chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp mình.
  • Hệ sinh thái thương mại điện tử còn chưa hoàn thiện như dịch vụ thanh toán, vận chuyển cũng như các dịch vụ liên quan khác. 
  • Bài toán lớn cho công tác quản lý cũng như đòi hỏi sự đồng bộ hóa vận hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

94now hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số thành công

Không phải chỉ cần lựa chọn cho mình một nền tảng công nghệ là doanh nghiệp có thể chuyển đổi số thành công. Tùy thuộc vào đặc điểm và mô hình kinh doanh của mỗi doanh nghiệp bán lẻ thì chiến lược chuyển đổi số cũng cần được hoạch định khác nhau. Vì vậy, với mỗi doanh nghiệp, 94now sẽ tiếp nhận thông tin về doanh nghiệp, từ đó tư vấn những giải pháp chuyển đổi phù hợp nhất. Những giải pháp 94now hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số tiêu biểu là:

Xây dựng website Magento 2

Website chính là cửa hàng số chất lượng giúp khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm và mua sắm sản phẩm dịch vụ ngay cả khi xảy ra giãn cách xã hội quay trở lại. 94now hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng website thương mại điện tử trên nền tảng Magento 2 mạnh mẽ, ưu việt. Website có tốc độ tải trang nhanh chóng, tối ưu hóa SEO và tập trung vào trải nghiệm của khách hàng. 

Hỗ trợ hoạt động Marketing hiệu quả

Website còn là công cụ đắc lực hỗ trợ các hoạt động Marketing của doanh nghiệp thông qua việc phân tích hành vi của người dùng. Hệ thống sẽ thu thập, phân loại dữ liệu khách hàng để từ đó thấu hiểu và gợi ý các chiến dịch tiếp thị chính xác, phù hợp. Với mỗi chiến dịch, 94now sẽ thống kê và đo lường kết quả chi tiết. 

Chăm sóc khách hàng thông minh

Cũng nhờ việc phân tích dữ liệu và luồng hành vi của khách hàng trên website, 94now có thể gợi ý các chương trình chăm sóc khách hàng thông minh, cá nhân hóa khách hàng. Đây có thể là việc gửi email tặng voucher giảm giá, email chúc mừng khách hàng trong các ngày lễ hoặc dịp đặc biệt…. Tất cả các hoạt động này giúp kích thích hoạt động tái bán, gia tăng doanh thu tối đa cho doanh nghiệp. 

Chốt đơn của khách hàng 24/7

Sử dụng phần mềm livechat hoặc chatbot tích hợp trên website giúp doanh nghiệp có thể tương tác với khách hàng 24/7. Ngay cả khi dịch bệnh xảy ra, doanh nghiệp phải cắt giảm nhân sự thì vẫn có thể đảm bảo việc phản hồi khách hàng nhanh chóng đồng thời không để xảy ra trường hợp bỏ sót tin nhắn. 

Hệ thống báo cáo nâng cao

94now cung cấp hệ thống báo cáo chi tiết như báo cáo doanh thu, báo cáo Marketing, báo cáo bán hàng… liên quan đến việc quản lý các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, giúp chủ doanh nghiệp có thể nắm được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mình mọi lúc, mọi nơi chỉ với 1 chiếc smartphone có kết nối internet.

Nếu doanh nghiệp bạn đang có nhu cầu chuyển đổi mô hình kinh doanh bán hàng cũng như cần tìm hiểu thêm về chiến lược chuyển đổi số phù hợp, liên hệ hotline của 94now để được tư vấn nhanh nhất nhé. 

94Now - Giải pháp thương mại điện tử hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu vận hành kinh doanh Dùng thử miễn phí
3 năm trước