ke-hoach-phat-trien-doanh-nghiep

5 bước xây dựng kế hoạch phát triển cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Được đăng trong: Kinh nghiệm kinh doanh
Bởi 94now
Nhiều hơn từ tác giả này

Mỗi một giai đoạn kinh doanh khác nhau, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch phát triển cho mình, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc lên kế hoạch giúp các doanh nghiệp có thể chuẩn bị sẵn sàng về nhiều mặt, tạo tiền đề cho sự phát triển hiệu quả. 

Kế hoạch phát triển doanh nghiệp là gì? Tầm quan trọng

Kế hoạch phát triển doanh nghiệp là các hoạt được hoạch định nhằm định hướng và triển khai thực hiện các chiến lược và hoạt động phát triển của doanh nghiệp. Lập kế hoạch phát triển kinh doanh là việc xác định hệ thống các mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt được trong một khoảng thời gian nhất định. Để đạt được các mục tiêu này thì việc áp dụng các giải pháp, các chính sách là vô cùng cần thiết.

Kế hoạch phát triển doanh nghiệp có vai trò cụ thể hóa các mục tiêu và chiến lược mà doanh nghiệp đề ra trong một khoảng thời gian nhất định. Đồng thời, kế hoạch này còn giúp doanh nghiệp nắm được những hiệu quả mình đã đạt được, đánh giá và điều chỉnh để đạt được nhiều thành tựu trong phát triển doanh nghiệp. 

5 bước xây dựng kế hoạch phát triển cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Kế hoạch chiến lược của doanh nghiệp tập trung vào các hoạt động nghiên cứu thị trường, tiếp thị, bán hàng, đánh giá và điều chỉnh phù hợp. 7 bước xây dựng kế hoạch phát triển cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm:

Kiểm tra và khắc phục các vấn đề tồn tại

Đảm bảo tất cả các hoạt động của doanh nghiệp thực hiện đúng như cam kết, lời hứa của mình với khách hàng là vô cùng cần thiết. Rất nhiều doanh nghiệp lơ là việc này khiến tất cả những hoạt động được thực hiện dường như đều công cốc. Vì vậy, doanh nghiệp cần nghiêm túc những việc mình đã thực hiện được và những hoạt động cần cải thiện. Song hành cùng chất lượng sản phẩm và dịch vụ ưu việt, doanh nghiệp cần đào tạo đội ngũ chăm sóc khách hàng, những người trực tiếp làm việc, tiếp nhận các vấn đề và giúp họ khắc phục nhanh chóng.

Nghiên cứu lại thị trường

Nghiên cứu thị trường chính xác ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, mặc dù doanh nghiệp đã nghiên cứu thị trường khi mới khởi nghiệp nhưng cần tái nghiên cứu trước khi xây dựng kế hoạch phát triển doanh nghiệp. Quá trình nghiên cứu thị trường sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt sự thay đổi về nhận thức khách hàng, từ đó xem xét và điều chỉnh kế hoặc phù hợp với thực nếu cần thiết.

chien-luoc-phat-trỉn-doanh-nghiep

Truyền cảm hứng cho nhân viên

Doanh nghiệp chỉ có thể thành công khi mọi thành viên đều nắm rõ sứ mệnh của công ty và cùng cố gắng hết mình. Chủ doanh nghiệp, nhà lãnh đạo cần thường xuyên chia sẻ sứ mệnh, tầm nhìn với tất cả nhân viên, giao việc cụ thể và đặt ra mục tiêu cho nhân viên. Đồng thời, khích lệ nhân viên thông qua việc tuyên dương, khen thưởng hoặc đưa ra các chính sách giúp nhân viên cố gắng không ngừng.

Xem lại thông điệp tiếp thị

Với mỗi giai đoạn kinh doanh, doanh nghiệp sẽ cần có những thông điệp tiếp thị khác nhau để tiếp cận phù hợp với khách hàng. Đánh giá các thông điệp tiếp thị trước đó, tìm hiểu những phản ứng ngược được khách hàng chỉ ra, nguyên nhân khiến khách hàng từ chối lựa chọn sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Từ đó, điều chỉnh các thông điệp tiếp thị theo từng giai đoạn, từng mục đích kinh doanh phù hợp.

Thu hồi tiền mặt

Tiền mặt được xem là huyết mạch của mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để phát triển và tăng trưởng nhanh chóng, doanh nghiệp cần phải đẩy nhanh việc thu tiền, các khoản thu liên quan đến tiền mặt trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp cần xem xét lại quy trình, chính sách theo dõi và thu hồi công nợ để rút ngắn thời gian hoàn vốn.

Trang bị thêm các nguồn lực khác

Kế hoạch phát triển doanh nghiệp cần đến một nguồn lực nhân sự đủ đáp ứng nhu cầu của công việc. Vì vậy trong kế hoạch phát triển, doanh nghiệp cần rà soát lại nguồn lực nhân sự của mình xem đã sẵn sàng chưa và cần bổ sung những gì. Đội ngũ nhân sự mà doanh nghiệp sở hữu đã có trình độ chuyên môn phù hợp chưa? Những nhân viên này đem lại giá trị gì cho doanh nghiệp. Tốt nhất là doanh nghiệp nên hoạch định thêm nguồn tài chính cho việc đào tạo và phát triển nhân sự, hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp.

Việc lên kế hoạch phát triển doanh nghiệp giúp các đơn vị chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình mở rộng. Đồng thời, để hỗ trợ sự phát triển kinh doanh này, doanh nghiệp cần đến công cụ để quản lý và vận hành các hoạt động kinh doanh. 94now đã đóng gói dịch vụ web ecommerce phù hợp với các khối SMB, giúp doanh nghiệp có thể phát triển và đạt được nhiều lợi nhuận kinh doanh.

 
3 năm trước