ket-noi-website-voi-cac-kenh-ban-hang

Dù bán hàng đa kênh, website vẫn nên là kênh bán hàng chính

Bởi 94now
Nhiều hơn từ tác giả này

Trong kinh doanh, để tiếp cận thêm nhiều khách hàng và bán được nhiều hàng hơn thì hẳn rằng doanh nghiệp nào cũng mong muốn. Vì thế bán hàng trên nhiều kênh khác nhau là lời mời gọi vô cùng hấp dẫn đối với mọi doanh nghiệp để mở rộng tập khách hàng của mình. Và trong vô số kênh bán tiềm năng như hiện nay, liệu có cần đến website bán hàng khi đây là một kênh bán phải cần đến sự đầu tư khá nhiều? Cùng 94now đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi này nhé. 

Có nên bán hàng trên nhiều kênh khác nhau?

Theo thống kê của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen tại Việt Nam, có tới hơn 50% người tiêu dùng sử dụng điện thoại thông minh để truy cập internet và mua sắm trực tuyến. Như vậy, những con số này cho thấy nếu doanh nghiệp chỉ đang kinh doanh truyền thống, bán hàng tại các cửa hàng thì bạn đang đánh mất cơ hội tiếp cận và bán hàng cho hơn 40 triệu người tiêu dùng Việt. 

Ngoài ra, số lượng khách hàng mua sắm tại cửa hàng và các kênh bán online khác nhiều hơn 30% so với những người mua hàng truyền thống chỉ ở một kênh. Bán hàng online là xu hướng kinh doanh giúp bạn thu hút được nhiều khách hàng hơn nếu tạo ra nhiều phương thức mua sắm đa dạng. Khách hàng có thể đến trực tiếp cửa hàng để mua hàng hoặc đôi khi chỉ cần nằm nhà để mua những thứ mình thích thông qua đặt hàng website và các kênh bán online khác. 

Mặt khác có thể dễ dàng nhận thấy những năm gần đây sự phát triển của các mạng xã hội như Facebook, instagram,.. và các trang thương mại điện tử Shopee, Lazada hay Tiki,...được xem như thời kỳ bùng nổ cho kỷ nguyên công nghệ số nhờ tốc độ tăng trưởng và phủ sóng rộng rãi. Một lượng lớn khách hàng tiềm năng cho vô số ngành nghề kinh doanh khác nhau đều có mặt ở đây. Do đó việc tận dụng các kênh bán hàng hàng này để chủ động tìm kiếm và mở rộng tệp khách hàng cho doanh nghiệp bạn là một hướng đi tiềm năng và chắc chắn có hiệu quả nếu bạn biết cách khai thác đúng cách.

Chính vì vậy, kinh doanh ngày nay không nhất thiết bạn phải đầu tư vài trăm triệu đồng vào một cửa hàng bán lẻ để xây dựng trải nghiệm đa kênh cho khách hàng. Doanh nghiệp chỉ cần tạo nên một trải nghiệm mua sắm đa phương tiện, bất cứ những nơi nào mà khách hàng tiềm năng của bạn đang hiện diện. Ngoài ra, hãy đảm bảo mang lại trải nghiệm nhất quán đa kênh cho khách hàng khi mua sắm cũng như các dịch vụ chăm sóc khách hàng.

lien-ket-website

Xem thêm

3 kênh kinh doanh mang lại lợi nhuận nên kết hợp với website bán hàng?

Tại sao website vẫn nên là kênh bán hàng chính?

Khách hàng ngày nay mong muốn sự tiện lợi và trải nghiệm nhất quán trên tất cả các kênh, các thiết bị khác nhau. Đồng thời, quá trình mua sắm này còn có thể diễn ra ở cả hình thức online và offline. Những kênh bán hàng online và offline doanh nghiệp lựa chọn cũng trở nên đa dạng hơn: Kênh bán hàng offline (cửa hàng truyền thống, chợ, siêu thị, lễ hội, trung tâm thương mại; bán buôn và phân phối đến những cửa hàng khác); Kênh bán hàng online (website, trang mạng truyền thông xã hội, sàn thương mại điện tử…)

Việc bán hàng tại cửa hàng kết hợp với Facebook và “lên sàn” trở nên khá lý tưởng với nhiều doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là các chủ kinh doanh nhỏ lẻ. Facebook và sàn thương mại điện tử là hai kênh bán hàng trực tuyến vô cùng tiềm năng, giúp doanh nghiệp dễ dàng thu hút và tiếp cận khách hàng thông qua các chiến lược tiếp thị, quảng cáo... Đặc biệt, các kênh bán này giúp chủ doanh nghiệp giải quyết các vấn đề lớn về ngân sách và nhân lực khi vận hành toàn bộ hoạt động kinh doanh. 

Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ luôn rơi vào thế bị động khi bán hàng trên Facebook và các sàn thương mại điện tử, bởi phải phụ thuộc vào các chính sách, quy định của những kênh bán này. Một khó khăn khác doanh nghiệp phải đối mặt là việc quản lý và vận hành các hoạt động riêng lẻ trên từng kênh khác nhau. Cùng với đó, trên các kênh bán hàng như mạng xã hội và sàn thương mại điện tử, việc kiểm soát bảo mật thông tin khách hàng khá khó khăn, tình trạng rò rỉ thông tin khách hàng và bị đối thủ cướp mất không hề ít. Nhưng trái lại với website bạn hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng này.

Và với những website chuyên nghiệp hiện nay, ngoài việc bảo mật thông tin khách hàng, rất nhiều tính năng quản trị ở đây còn giúp bạn lọc, thống kê hành vi khách hàng trên website để có những cách thuyết phục khách mua hàng giúp tăng tỷ lệ chốt đơn và giữ chân khách hàng hiệu quả - điều mà không một mạng xã hội hay sàn thương mại điện tử nào hiện nay có thể hỗ trợ bạn. Do đó, suy cho cùng, tính về đường dài, việc khởi tạo website cho doanh nghiệp vẫn là điều vô cùng cần thiết. Website sẽ giúp doanh nghiệp chủ động trong mọi hoạt động kinh doanh, đồng thời quản lý tập trung các kênh bán tiềm năng khác. 

Kết nối website với các kênh bán khác, nên hay không?

Tiếp tục quay lại mục tiêu cung cấp trải nghiệm tiện lợi và làm hài lòng mọi khách hàng như 94now đã đề cập ở trên, bán hàng đa kênh trở thành xu hướng kinh doanh tất yếu cho mọi doanh nghiệp. Việc kết nối website với các kênh bán hàng khác sẽ giúp mở rộng khả năng tiếp cận khách hàng, gia tăng doanh thu và giảm thiểu thiệt hại khi một trong các kênh bán gặp sự cố. Có thể nói, website, mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử chính là thế kiềng ba chân hỗ trợ các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh chóng và bền vững. 

Kết nối website với các kênh bán khác ở đây còn có thể hiểu là việc đồng bộ quản lý và vận hành tất cả các kênh bán khác nhau ngay trên website. Mọi hoạt động bán hàng trên các kênh sẽ được quản lý tập trung bởi website một cách chi tiết và cụ thể. Nhà quản trị có thể dễ dàng điều chỉnh mọi hoạt động trên tất cả các kênh chỉ thông qua thao tác trên website. Chẳng hạn như đồng bộ đăng tải sản phẩm, thông tin sản phẩm, quản lý khách hàng, quản lý đơn hàng…

Điều này có thể giải quyết lỗ hổng của các doanh nghiệp đang kinh doanh tại cửa hàng, Facebook và sàn thương mại điện tử hiện nay. Khi quản lý riêng lẻ từng kênh bán, lượng thông tin và nhu cầu của khách hàng nếu đổ về nhiều sẽ khiến doanh nghiệp có thể phản hồi khách chậm, để sót tin nhắn và đơn hàng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến doanh số mà còn ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. 

Giải pháp tối ưu liên kết website với các kênh bán hàng

Khi liên kết website với các kênh bán hàng khác của doanh nghiệp như POS, Facebook, Sàn thương mại điện tử… để đảm bảo quản lý và vận hành tập trung trên nền tảng hiệu quả, website cần tích hợp các tính năng thương mại điện tử phù hợp. 

Quản lý đơn hàng

Quản lý đơn hàng trên nhiều kênh bán khác nhau trở thành vấn đề thách thức đối với nhiều doanh nghiệp. Thực tế đã có rất nhiều doanh nghiệp không thể kiểm soát được khi đơn hàng từ các kênh khác nhau đổ về ồ ạt. Nhân viên bán hàng có thể kiểm kê sai số lượng đơn hàng hoặc bỏ sót đơn của khách. 

Hệ thống của 94now sẽ cập nhập đơn hàng trên từng kênh bán khác nhau ngay tại website. Nhân viên bán hàng có thể theo dõi số lượng đơn hàng chi tiết của từng kênh, hạn chế tình trạng bỏ sót đơn của khách hàng. Đồng thời, hàng tồn kho sẽ được quản lý tập trung tại website, giúp doanh nghiệp nắm bắt được nhanh chóng số lượng hàng tồn theo từng sản phẩm, từ đó xử lý các đơn hàng nhanh chóng và giao cho đơn vị vận chuyển. 

Thấu hiểu khách hàng

Điều quan trọng nhất trong mọi hoạt động kinh doanh là trải nghiệm khách hàng. Muốn làm hài lòng khách hàng và đáp ứng nhu cầu của họ, doanh nghiệp cần thấu hiểu nhu cầu của khách hàng. Mỗi nhóm khách hàng đều có những đặc điểm riêng và cần được tiếp cận, thuyết phục theo những cách riêng. 

94now thu thập và phân loại thông tin của khách hàng theo các trường giá trị khác nhau, từ đó gợi ý các chương trình tiếp cận, giới thiệu sản phẩm và chăm sóc khách hàng phù hợp. Những dữ liệu của khách hàng khi được truy cập trên các kênh bán khác nhau cũng được hệ thống ghi lại, chẳng hạn như lịch sử tìm kiếm, sản phẩm yêu thích… rồi gợi ý các sản phẩm liên quan đánh trúng tâm lý của khách hàng. 

Trải nghiệm O2O

Quá trình mua sắm mới của khách hàng đang diễn ra ở cả 2 hình thức online và offline cùng một lúc. Chẳng hạn, người mua có thể nghiên cứu và so sánh giá trên website hoặc Facebook sau đó đến cửa hàng để mua sản phẩm. Hoặc khách hàng đến cửa hàng để tham khảo sản phẩm, sau đó đặt mua tại một số kênh bán online để được hưởng ưu đãi. 

94now sẽ tạo ra hệ sinh thái các nền tảng từ POS đến các kênh bán online. Hệ thống sẽ gợi ý các chương trình tiếp thị trên kênh bán online, chủ động tiếp cận và thu hút khách hàng đến mua hàng tại cửa hàng để hưởng các ưu đãi giảm giá, tích điểm thành viên hoặc gợi ý cửa hàng gần nhất…, Các thông tin của khách hàng sẽ được doanh nghiệp lưu trữ để chăm sóc khách hàng và đưa ra các chương trình kích thích họ quay lại mua hàng.  

Phản hồi khách hàng đa kênh

Với tính năng hỗ trợ khách hàng tối ưu quy trình mua hàng qua nhiều kênh bán hàng khác nhau. 94now hỗ trợ doanh nghiệp chốt đơn cho khách hàng nhanh chóng. Khách hàng chỉ cần comment, nhắn tin đến fanpage bán hàng hoặc facebook của cửa hàng. Bình luận sẽ được chuyển đến hệ thống trực tiếp giúp nhân viên bán hàng chốt đơn ngay lập tức. Đơn hàng này sẽ được đồng bộ trên hệ thống website thương mại điện tử, giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng trong cùng 1 lúc.

Bán hàng đa kênh thúc đẩy việc liên kết website với các kênh bán hàng khác, giúp tối ưu việc quản lý và tiếp cận thêm nhiều khách hàng mới. Để tích hợp đồng bộ, doanh nghiệp cần một hệ thống ecommerce chuyên nghiệp, quản lý đồng bộ tất cả các kênh bán trên một nền tảng website. Nếu đang cần triển khai việc quản lý các kênh bán đồng bộ trên website, để lại thông tin bằng cách comment dưới bài viết này để được 94now tư vấn. 

 
94Now - Giải pháp tối ưu liên kết website với các kênh bán hàng Dùng thử miễn phí
2 năm trước