lap-ke-hoach-kinh-doanh

Lập kế hoạch kinh doanh từ A đến Z cho người mới bắt đầu

Được đăng trong: Kinh nghiệm kinh doanh
Bởi 94now
Nhiều hơn từ tác giả này

Từ xa xưa, ông cha ta đã có câu “Phi thương bất phú”, điều này có thể hiểu là nếu muốn giàu thì phải kinh doanh, vì vậy, rất nhiều người đều muốn khởi nghiệp kinh doanh. Trong xu thế “nhà nhà kinh doanh, người người kinh doanh” như ngày nay thì “thương trường thật sự là chiến trường”. Để sẵn sàng bước vào thị trường cạnh tranh khốc liệt như thế, bạn cần lập kế hoạch kinh doanh thật chu đáo, lường trước phần nào rủi ro có thể xảy ra. 

I. Tầm quan trọng của lập kế hoạch kinh doanh

1. Kế hoạch kinh doanh là gì? 

Kế hoạch kinh doanh là bản thảo mô tả quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định. Doanh nghiệp sẽ nghiên cứu thị trường, xác định khách hàng mục tiêu, phân tích đối thủ cạnh tranh và phương hướng phát triển của kinh doanh trong hiện tại. 

2. Vì sao cần lập kế hoạch kinh doanh?

Kế hoạch kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp xác định được các yếu tố quan trọng khi kinh doanh, đồng thời đưa hoạt động kinh doanh đi đúng hướng. Đồng thời, một kế hoạch kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra. 

Kế hoạch kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp làm rõ: 

  • Mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp cần đạt được
  • Dự trù kế hoạch tài chính
  • Phân tích thị trường và mục tiêu
  • Lập ra chiến lược kinh doanh hiệu quả
  • Cách thức hoạt động và tìm kiếm nhân lực

Vì vậy, kế hoạch kinh doanh chính là nền tảng giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệ quả và thu được lợi nhuận cao nhất. 

lap-ke-hoach-kinh-doanh-hieu-qua

Vai trò của việc lập kế hoạch kinh doanh

II. Chuẩn bị lập kế hoạch kinh doanh

Để lập kế hoạch kinh doanh, bạn cần phải thực hiện một số việc như thu thập số liệu và chuẩn bị tài liệu.  

1. Thu thập số liệu cho kế hoạch kinh doanh

Những thông tin mà bạn cần thu thập để lập kế hoạch kinh doanh bao gồm:

  • Mô hình kinh doanh 
  • Quy mô doanh nghiệp
  • Thông tin liên hệ của doanh nghiệp: tên, địa chỉ, email, số điện thoại liên hệ.
  • Tài chính của doanh nghiệp: tài sản, nguồn vốn, dòng tiền
  • Thông tin sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp ra thị trường.

2. Chuẩn bị tài liệu cho kế hoạch kinh doanh

Sau khi đã thu thập thông tin liên quan đến việc kinh doanh của doanh nghiệp, những tài liệu cần đính kèm trong bản kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp là

  • Các tài liệu kế toán như báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, báo cáo luân chuyển tiền tệ...
  • Các tài liệu liên quan đến tính xác thực của doanh nghiệp như giấy phép kinh doanh, các chứng chỉ có liên quan.
  • Tài liệu phân tích tình hình thị trường hiện tại, đối thủ cạnh tranh, khách hàng.

III. Lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả

1. Đặt mục tiêu cụ thể

Kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp lập kế hoạch kinh doanh, bán hàng hiệu quả là đạt được mục tiêu kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh mà bạn muốn đạt được là gì? Đó là lý do vì sao bạn cần đạt ra mục tiêu cụ thể cho doanh nghiệp mình. Mục tiêu mà bạn đề ra cho doanh nghiệp phải cụ thể, thiết thực nhưng cũng mang tính thử thách. Cụ thể, bạn sẽ đạt được gì về mặt thời gian, kinh nghiệm, tiền bạc. 

Một mục tiêu tốt là mục tiêu tuân theo các nguyên tắc Specific (cụ thể): Measurable (đo lường được), Achievable (khả thi), Realistic (thực tế), Time-bound (mốc thời gian cụ thể)

2. Xác định lợi thế cạnh tranh 

Lợi thế cạnh tranh có thể được định nghĩa là bất cứ thứ gì một công ty có thể thực sự tốt hơn đối thủ. Tức là doanh nghiệp bạn có thể làm điều mà đối thủ không thể hoặc sở hữu điều gì mà đối thủ mong muốn. Lợi thế cạnh tranh sẽ là yếu tố quyết định sự tồn tại và thành công của doanh nghiệp trên thị trường. 

Vì thế, hãy tìm một điểm riêng biệt hoặc thị trường ngách cho doanh nghiệp bạn nếu muốn đạt được thành công. Sau khi xác định được điểm mạnh, điểm yếu cần tối ưu hóa chiến lược sản phẩm để tạo lợi thế cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh. Đừng quên đo lường kết quả sau khi chạy thử chiến lược kinh doanh. Trong trường hợp cần thiết, hãy điều chỉnh chiến lược để hoạt động kinh doanh được diễn ra hiệu quả nhất. 

3. Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là việc xác định quy mô thị trường mục tiêu sao cho phù hợp với tiềm năng và lợi thế của doanh nghiệp. Các thông tin mà bạn cần phân tích kỹ về thị trường mục tiêu là: 

  • Quy mô thị trường: Bạn cần dựa vào các số liệu kinh tế để dự báo tăng trưởng từng năm của phân khúc thị trường. Các số liệu này bạn có thể sử dụng chính phủ cung cấp (cơ quan thống kê, cơ quan thuế vụ hay các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, công thương..). Các nguồn lực miễn phí kể trên của chính phủ có thể giúp bạn xây dựng một hồ sơ phân tích thị trường khá hiệu quả.
  • Thị phần: Xác định tỷ lệ phần trăm thị phần và số lượng khách hàng mà bạn mong muốn có được trong một khu vực địa lý là bao nhiêu?
  • Khách hàng tiềm năng: Các nhu cầu của khách hàng tiềm năng là gì? Liệu doanh nghiệp có thể đáp ứng được những nhu cầu ấy cho họ hay không? Những xu hướng tiêu dùng hàng hóa nào của khách hàng có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp? Chẳng hạn nhu cầu theo mùa vụ, nhu cầu theo chu kỳ trong năm của khách hàng. 

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu thông tin về nhân khẩu của các nhóm khách hàng như tên, tuổi, giới tính, sở thích, khu vực sinh sống để có những chiến lược tiếp thị phù hợp. Với tính năng phân loại các nhóm khách hàng của 94Now, bạn có thể dễ dàng thấu hiểu các nhóm khách hàng này mà không phải tốn nhiều thời gian làm khảo sát hoặc thu thập số liệu. 

4 năm trước