
Lựa chọn các kênh bán hàng thương mại điện tử phù hợp ở Việt Nam
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, thói quen mua sắm của người tiêu dùng thay đổi nhanh chóng, shopping online được ưa chuộng hơn cả nhằm hạn chế tình trạng lây nhiễm dịch bệnh. Chính bởi vậy mà thương mại điện tử được xem là ngành tiềm năng trong mùa dịch này. Các doanh nghiệp cũng phải nhanh chóng thay đổi hình thức bán hàng và tiếp cận khách hàng, chuyển sang các kênh bán hàng trực tuyến. Và một trong những kênh bán hàng thu hút khách hàng mua sắm online hiệu quả nhất vẫn là các sàn thương mại điện tử.
Để có thể bán hàng hiệu quả trên các kênh bán này, hãy cùng 94now tìm hiểu các kênh bán hàng thương mại điện tử hàng đầu và lựa chọn kênh bán hàng phù hợp với mình nhất nhé.
Các kênh bán hàng thương mại điện tử lớn hiện nay
Thị trường thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ gấp nhiều lần so với thị trường bán lẻ truyền thông. Đóng góp cho sự tăng trưởng thần tốc của các sàn thương mại điện tử trên là thói quen mua sắm của người tiêu dùng thay đổi rõ rệt từ offline truyền thống lên online. Cùng với đó là sự phát triển của các thiết bị điện thoại, máy tính, mạng Internet và hạ tầng kỹ thuật. Top 4 kênh bán hàng thương mại điện tử hàng đầu ở Việt Nam là Shopee, Lazada, Tiki và Sendo. Trong đó 3 "ông lớn" phát triển vững mạnh nhất vẫn phải kể đến Shopee, Tiki và Lazada.
-
Kênh bán hàng thương mại điện tử Shopee
Shopee ra nhập thị trường thương mại điện tử muộn hơn so với các đối thủ khác, tuy nhiên chỉ sau 3 năm hoạt động Shopee đã có mặt trong top 5 diễn đàn thương mại điện tử nổi bật ở Việt Nam và nhanh chóng vươn lên vị trí số 1, bỏ xa các đối thủ khác.
Sàn thương mại điện tử này luôn nhận được "hậu thuẫn" của tập đoàn SEA và nguồn đầu tư của các đại gia nước ngoài "rót vốn" liên tục. Chính bởi vậy, Shopee phát triển ngày càng mạnh mẽ và tăng trưởng tích cực về lượt người dùng truy cập, gian hàng và số lượng đơn hàng bán ra. Đây là kênh bán hàng vẫn luôn giữ vững được phong độ với lượt truy cập website đứng đầu bảng xếp hạng thương mại điện tử cho tới bây giờ (Theo báo cáo của Iprice).
-
Kênh bán hàng thương mại điện tử Lazada
Lazada về sau Shopee, giữ vị trí thứ 2 về số lượng người truy cập vào website trong bảng xếp hạng các sàn thương mại điện tử ở Việt Nam. Đây là sàn thương mại điện tử trực thuộc tập đoàn Alibaba và có mạng lưới phát triển rộng khắp các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Lazada cung cấp sản phẩm của 16 ngành hàng khác nhau như nội thất, đồ công nghệ, thời trang/phụ kiện, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, làm đẹp…
Một trong những trở ngại lớn nhất của kênh bán hàng này là chi phí vận chuyển cao cũng như thời gian giao vận còn lâu. Hiện tại, Lazada vẫn không ngừng cải thiện các dịch vụ giao hàng và tạo niềm tin về chất lượng dịch vụ với người tiêu dùng.
-
Kênh bán hàng thương mại điện tử Tiki
Tiki đang giữ vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng các sàn thương mại điện tử dẫn đầu ở Việt Nam. Vượt ra khỏi "cái mác" cửa hàng bán sách trực tuyến, Tiki góp mặt vào các sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam và trở thành trang TMĐT có lượng truy cập lớn thứ ba tại Việt Nam.
Tiki cũng là một trong số các kênh bán hàng thương mại điện tử nội địa nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài, như VNG và tập đoàn công nghệ JD.com. Sàn thương mại điện tử này đầu tư rất mạnh tay trong các chương trình quảng cáo thu hút người dùng và hỗ trợ người bán. Một trong số đó có thể kể đến là chương trình "Tiki đi cùng sao Việt" và xuất hiện trong hầu hết tất cả các MV ca nhạc nổi tiếng của các nghệ sĩ nổi tiếng ở Việt Nam.
Xem thêm:
Quy trình thiết kế website thương mại điện tử
Nên bán hàng trên trang thương mại điện tử nào?
Trong số các trang bán hàng thương mại điện tử lớn thì nên bán hàng trên trang thương mại điện tử nào là câu hỏi mà chắc chắn rất nhiều doanh nghiệp đặt ra. Mỗi kênh bán hàng thương mại điện tử đều có những đặc điểm, ưu và nhược điểm khác nhau về chính sách hỗ trợ người bán cũng như thu hút khách hàng. Dựa vào đó bạn cần cân nhắc các yếu tố phù hợp với doanh nghiệp mình nhất.
Nhằm giúp bạn lựa chọn được các trang web thương mại phù hợp nhất, 94now sẽ phân tích các kênh bán hàng này dựa trên một số tiêu chí như sự đa dạng và chất lượng hàng hóa, phí vận chuyển, thời gian giao hàng, dịch vụ chăm sóc khách hàng.
- Quy trình đăng ký gian hàng:
Shopee: Quy trình mở gian hàng đơn giản, nhanh chóng, chỉ cần xác minh email và số điện thoại. Đồng thời miễn phí mở gian hàng, phí hoa hồng kinh doanh 0% hiện tại với shop thông thường.
Tiki: Đây là 1 trong các website thương mại điện tử B2B đang rất phổ biến. Tại đây, các gian hàng được kiểm định kỹ lưỡng về quy cách nguồn gốc chất lượng sản phẩm, đảm bảo hàng hóa chính hãng, có trong danh mục hàng hóa được phép lưu thông trên thị trường. Vì vậy khâu đăng ký gian hàng sẽ phải khai báo nhiều thông tin và qua nhiều thủ tục. Tiki hỗ trợ nhà bán hàng mở gian hàng miễn phí và không thu phí duy trì gian hàng.
Lazada: Quy trình đăng ký đơn giản chỉ gồm 3 bước, phí đăng ký và duy trì gian hàng hiện tại đang được miễn phí nhằm hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Sự đa dạng và chất lượng hàng hóa
Trong 3 trang bán hàng thương mại điện tử thì Shopee có lượng mặt hàng lớn nhất thuộc nhiều ngành hàng khác nhau. Số lượng hàng hóa của Lazada với hơn 16 mặt hàng khác nhau nhưng vẫn ít hơn Shopee. Cuối cùng là Tiki với số lượng mặt hàng ít nhất so với Shopee và Lazada vì khâu kiểm duyệt người bán trên Tiki khá ngặt.
Tuy nhiên, nhờ vào khâu kiểm dịch ngặt mà Tiki đảm bảo hàng hóa chính hãng 100%, nếu không sẽ hoàn tiền. Còn đối với Shopee, các sản phẩm trên Shopee Mall chắc chắn đảm bảo chính hãng, còn những người bán ngoài Shopee Mall thì chất lượng chênh lệch nhiều. Lazada cũng tương tự như Shopee, những mặt hàng trên LazMall chắc chắn đảm bảo chất lượng.
- Khâu vận chuyển hàng hóa
Shopee: Shopee hỗ trợ người bán chi phí giao hàng miễn phí cho người bán tối đa, thời gian giao hàng nhanh chỉ trong 1-2 ngày là nhận được hàng. Với Lazada, giao hàng là một trong những “lỗ hổng” lớn nhất của Lazada khi thời gian vận chuyển sản phẩm cho khách hàng rất lâu. Trong khi đó, sàn thương mại điện tử Tiki đứng đầu về cuộc chiến tốc độ giao hàng, cam kết nhận hàng chỉ trong vài giờ. Đây cũng là đơn vị đầu tiên trực tiếp vận hành cũng như xử lý các vấn đề chăm sóc hậu mãi.
- Dịch vụ hỗ trợ khách hàng
Shopee: Shopee có rất nhiều kênh marketing miễn phí cho các shop tham gia để tăng khả năng bán hàng. Thường xuyên giảm giá và tặng mã miễn phí vận chuyển để kích thích khách mua hàng.
Lazada: Hoạt động marketing mạnh mẽ, nhiều khuyến mãi thu hút khách hàng. Dịch vụ khách hàng khá tốt kết hợp với các chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tiki: Nhà bán hàng được cung cấp các dịch vụ Google Ads, Facebook Ads, Adword hoàn toàn miễn phí và được hỗ trợ đăng tải sản phẩm trong vòng 3 tháng đầu.
Với số lượng khách hàng truy cập lớn nhất, Shopee là kênh bán hàng thương mại điện tử tiềm năng dễ dàng thu hút khách hàng cho doanh nghiệp, tiếp theo đó là Lazada và Tiki. Tuy nhiên các gian hàng này vẫn tồn tại các nhược điểm khác nhau. Bất cập lớn nhất của Shopee là chất lượng hàng hóa và phí các đơn hàng thành công cao, thời gian giao hàng và chất lượng sản phẩm của Lazada còn gây nghi ngờ, còn Tiki thì khó khăn trong khâu đăng ký và nhiều loại phí nhà bán hàng cần phải đóng.
Dựa trên những ưu nhược điểm khác nhau giữa các sàn thương mại điện tử hàng đầu này, bạn đã có thể tự giúp mình giải đáp câu hỏi nên bán hàng trên trang thương mại điện tử nào rồi. Phủ sóng trên tất cả các kênh khác nhau để tiếp cận tối đa khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, hãy lựa chọn một kênh bán phù hợp nhất để tập trung đầu tư và đẩy mạnh hoạt động bán hàng trên đây nhằm thu được hiệu quả bán hàng trên sàn thương mại điện tử lớn nhất.
Nền tảng tạo website thương mại điện tử của 94now tích hợp với các sàn thương mại điện tử này có thể hỗ trợ bạn quản lý các hoạt động bán hàng tập trung dễ dàng và nhanh chóng. Nếu cần tìm hiểu thêm về giải pháp của chúng tôi thì liên hệ ngay 94now để được tư vấn thêm nhé.