quan-ly-kenh-ban-hang

Bật mí cách quản lý kênh bán hàng thành công cho doanh nghiệp

Được đăng trong: Kinh nghiệm thiết kế website
Bởi 94now
Nhiều hơn từ tác giả này

Doanh nghiệp thường đưa sản phẩm của doanh nghiệp mình đến với khách hàng thông qua nhiều kênh bán khác nhau. Chính vì vậy việc quản lý kênh bán hàng hiệu quả quyết định rất lớn đến thành công của doanh nghiệp. Vậy, làm thế nào để quản lý kênh bán hàng thành công và hiệu quả? 

Quản lý kênh bán hàng là gì?

Kênh bán hàng là cầu nối trung gian giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, là nơi doanh nghiệp phân phối và đưa sản phẩm của mình đến với khách hàng. Hiểu một cách đơn giản, kênh bán hàng là kênh để bán sản phẩm của doanh nghiệp. Một số kênh bán hàng tiêu biểu nhất hiện nay có thể kể đến như bán tại cửa hàng, website, mạng xã hội Facebook, các sàn thương mại điện tử như Shopee, Sendo, Lazada…

Quản lý kênh bán hàng là quy trình kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên tất cả các kênh bán hàng khác nhau. Ngoài ra, quản lý kênh bán hàng còn là việc cung cấp các thông tin cần thiết vào thời điểm chính xác trong quá trình vận hành hoạt động kinh doanh trên các kênh bán hàng nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là bán được nhiều hàng và gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp.  

quan-ly-kenh-ban-hang-la-gi

Bật mí cách quản lý kênh bán hàng thành công

Quản lý kênh bán hàng giúp bạn xác định vị trí của khách hàng tiềm năng trong quá trình mua hàng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần đảm bảo các kênh bán hàng của mình phù hợp với đối tượng khách hàng tiềm năng, đo lường tỷ lệ chuyển đổi của từng kênh để điều chỉnh sao cho phù hợp. Tham khảo các cách giúp doanh nghiệp quản lý các kênh bán hàng hiệu quả sau đây:

Xác định các bước của kênh bán hàng

Quy trình bán hàng bắt đầu từ lúc tiếp cận khách hàng cho đến khi thuyết phục khách mua hàng thành công. Quy trình bán hàng sẽ bao gồm nhiều bước thực hiện khác nhau. Doanh nghiệp hãy liệt kê tất cả các bước được thực hiện của các kênh bán hàng và đảm bảo thực hiện đầy đủ các bước để thuyết phục khách hàng thành công. 

Đảm bảo phù hợp với thị trường mục tiêu

Việc nghiên cứu thị trường mục tiêu là cơ sở vô cùng quan trọng giúp doanh nghiệp xác định các bước của kênh bán hàng chính xác và phù hợp. Tùy thuộc vào thị trường mục tiêu của doanh nghiệp thì sẽ có những bước tiếp cận và thuyết phục khách hàng khác nhau. Chẳng hạn, nếu thị trường mục tiêu của doanh nghiệp sử dụng và truy cập internet nhiều thì chắc chắn doanh nghiệp cần đến website có tính điều hướng khách mua hàng dễ dàng. 

Lựa chọn thời điểm quyết định trong kênh bán hàng

Thời điểm chốt đơn đối với doanh nghiệp là yếu tố vô cùng quan trọng cần được kiểm soát khi quản lý các kênh bán hàng của doanh nghiệp. Thay vì làm việc theo cảm tính thì bạn nên lưu trữ thông tin khách hàng và tìm ra bước quan trọng để chốt đơn đối với họ. 

Đo lường tỷ lệ chuyển đổi các kênh bán hàng

Doanh nghiệp cũng cần đưa ra các tỷ số hiệu suất chính và triển khai đo lường và kiểm tra thường xuyên để biết được tỷ lệ chuyển đổi của các kênh bán hàng. Một trong những chỉ số đo lường KPI không thể bỏ qua đó là tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành khách mua hàng. 

Ứng dụng công nghệ đồng bộ quản lý kênh bán hàng

Để hoạt động kinh doanh trên các kênh bán hàng diễn ra trơn tru, hiệu quả, doanh nghiệp cần quản lý đơn hàng, quản lý khách hàng, quản lý hàng tồn… Việc kinh doanh trên nhiều kênh khác nhau khiến hoạt động quản lý trở nên mất thời gian và dễ gây ra sai sót nếu không kiểm soát chặt. Việc ứng dụng công nghệ giúp doanh nghiệp quản lý đồng bộ tất cả các kênh bán hàng trên 1 nền tảng duy nhất, tiết kiệm thời gian và kiểm soát dễ dàng. 

Ứng dụng công nghệ đồng bộ quản lý kênh bán hàng khác nhau ngay trên một nền tảng là điều vô cùng cần thiết. Đặc biệt là trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, cùng với đó là việc kinh doanh trên nhiều kênh bán hàng khác nhau. 

3 năm trước