tong-quan-ve-ssl-94now

So sánh chứng chỉ SSl miễn phí và trả phí

Được đăng trong: Kinh nghiệm thiết kế website
Bởi 94now
Nhiều hơn từ tác giả này

Có phải doanh nghiệp bạn đang băn khoăn giữa việc lựa chọn SSl miễn phí và trả phí? Bạn muốn biết sự khác nhau của SSL miễn phí và SSL trả phí?Trong bài viết này, 94Now sẽ cùng bạn tìm hiểu sự khác nhau giữa SSL trả phí và SSL miễn phí. 

Khái niệm về SSL và chứng chỉ SSL

1.1. SSL là gì?

SSL (viết tắt của từ Secure Sockets Layer) là một tiêu chuẩn an ninh công nghệ toàn cầu tạo ra một liên kết giữa máy chủ web và trình duyệt.

  • Đảm bảo tất cả dữ liệu trao đổi giữa máy chủ web và trình duyệt luôn được bảo mật và an toàn. 
  • Đảm bảo rằng tất cả các dữ liệu được truyền giữa các máy chủ web và các trình duyệt được mang tính riêng tư, tách rời. 

1.2. Chứng chỉ SSL là gì?

Giấy chứng nhận SSL miễn phí được cung cấp miễn phí khi chúng được cấp bởi tổ chức phát hành chứng chỉ phi lợi nhuận. Let’s Encrypt, một CA phi lợi nhuận hàng đầu cung cấp chứng chỉ SSL / TLS miễn phí tốt nhất . Mục đích của họ là mã hóa toàn bộ trang web đến mức HTTPS trở thành tiêu chuẩn.

1.3. Cơ chế hoạt động của chứng chỉ SSL trong bảo mật an toàn thông tin

Chứng chỉ SSL/TLS hoạt động bằng cách tích hợp key mã hóa vào thông tin định danh công ty. Nó sẽ giúp công ty mã hóa mọi thông tin được truyền mà không bị ảnh hưởng hoặc chỉnh sửa bởi các bên thứ ba. SSL/TLS hoạt động bằng cách sử dụng public và private key, đồng thời các khóa duy nhất của mỗi phiên giao dịch. Mỗi khi khách truy cập điền vào thanh địa chỉ SSL thông tin web browser hoặc chuyển hướng tới trang web được bảo mật, trình duyệt và web server đã thiết lập kết nối.

Xem thêm

Cách seo website thương mại điện tử

1.4. Các loại chứng chỉ SSL thường gặp

Chứng chỉ xác thực tên miền (Domain Validation - DV SSL): Chứng chỉ DV SSL chứng thực cho Domain Name (tức là website sẽ được xác thực tên domain) nhưng không đảm bảo về danh tính doanh nghiệp đằng sau website. DV SSL là lựa chọn phổ biến đối với các website có quy mô vừa và nhỏ vì thời gian phát hành nhanh hơn và điểm giá thấp hơn. Website của bạn sẽ được kích hoạt "ổ khóa màu xanh". 

Chứng thư xác thực tổ chức (Organization Validation – OV SSL): Chứng chỉ OV SSL bao gồm xác thực doanh nghiệp và công ty từ một tổ chức phát hành chứng chỉ bằng cách sử dụng quy trình kiểm tra thủ công. Chứng chỉ này giúp tăng cường sự tin tưởng với website, đem lại lợi thế kinh doanh cao hơn. Website của bạn sẽ được kích hoạt "ổ khóa màu vàng".

Chứng thư mở rộng (Extended Validation – EV SSL): Chứng thư EV SSL cho khách hàng thấy website của bạn có độ bảo mật cao nhất và được rà soát pháp lý kỹ càng. Bất cứ khi nào ai đó truy cập website sử dụng chứng chỉ EV SSL, thanh địa chỉ sẽ chuyển sang màu xanh lục với đầy đủ thông tin doanh nghiệp.

Wildcard SSL: Một chứng thư SSL có thể bảo mật một tên miền duy nhất và các tên miền cấp dưới không giới hạn của miền đó. ví dụ, chức chỉ đại diện cho ".domain.com" cũng có thể được sử dụng để bảo mật cho "payments.domain.com", "login.domain.com". Chứng chỉ này giúp đơn giản hóa các quy trình quản lý bằng cách giảm số lượng chứng chỉ cần được theo dõi.Đối với các doanh nghiệp trực tuyến đang phát triển, chứng chỉ Wildcard cung cấp giải pháp linh hoạt, tiết kiệm chi phí cho nhiều lần mua chứng chỉ.

UC/SAN SSL: cho phép bảo mật đến 210 tên miền tùy nhà cung cấp chỉ với một chứng thư số. Chứng chỉ truyền thông hợp nhất được thiết kế đặc biệt để bảo đảm môi trường Microsoft  Exchange và Office Communications. Chứng chỉ UC sử dụng trường Subject Alternative Name (SAN) để cho phép khách hàng bao gồm tối đa 100 tên miền trên một chứng chỉ. Chứng chỉ UC cũng hỗ trợ dịch vụ Microsoft Exchange Autodiscover, một tính năng mạnh mẽ giúp dễ dàng quản trị khách hàng.

Multi Domain SSL Certificate (MDC)Chứng chỉ Multi-Domain cho phép chủ sở hữu trang web bảo mật nhiều miền riêng biệt trên một chứng chỉ. Ví dụ: một MDC có thể được sử dụng để bảo mật domain-1.com, domain-2.com, domain-3.co.uk, domain-4.net. Điều này giúp đơn giản hóa việc quản lý SSL vì quản trị viên chỉ cần theo dõi một chứng chỉ với ngày hết hạn hợp nhất cho tất cả các tên miền.

Single Domain Certificates: Chứng chỉ Single Domain cho phép khách hàng bảo mật một tên miền trên một chứng chỉ duy nhất. Ví dụ; chứng chỉ được mua cho www.domain.com sẽ cho phép khách hàng bảo mật bất kỳ và tất cả các page trên www.domain.com. Bản chất đơn giản của chứng chỉ Single Domain lý tưởng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ quản lý một số lượng hạn chế các website. 

1.5. Lợi ích của SSL

Một số lợi ích tiêu biểu của SSL mà chúng ta có thể điểm qua là: 

  • Tốt cho SEO, giúp doanh nghiệp gia tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm. 
  • Bảo mật website khỏi các hacker
  • Nâng cao độ uy tín thương hiệu của doanh nghiệp

So sánh giữa SSL miễn phí và trả phí

  • Chi phí: Chính tên gọi đã cho thấy rằng SSL trả phí doanh nghiệp sẽ phải tiêu tốn 1 khoản thay vì SSL free. 
  • Độ an toàn: SSL miễn phí không đảm bảo tính xác thực chủ thể - tổ chức, doanh nghiệp nên có thể bị giả mạo, lợi dụng. Còn SSL trả phí mã hoá dữ liệu trên môi trường Internet, góp phần tăng độ tin cậy của website. 
  • Hình thức sử dụng: SSL miễn phí sẽ được tự động cập nhật. Người dùng phải có hiểu biết về lệnh trên máy chủ để thực hiện thao tác trên cài đặt. 
  • Độ liên kết và tập trung: Với chứng chỉ SSL, người dùng phải thao tác lệnh tạo vào cài đặt riêng. Với SSL trả phí, bạn có thể sử dụng các chức năng sao chép cho các server khác nhau.  
  • Quản lý: Với SSL trả phí, người dùng sẽ có được giao diện tập trung cho việc quản lý. Trong khi SSL miễn phí người dùng phải quản lý riêng biệt trên từng máy chủ. 
  • Mức độ phù hợp: Mặc dù hiện nay SSL miễn phí đã có thể tương thích, phù hợp với rất nhiều  trình duyệt. Tuy nhiên, SSL trả phí vẫn có ưu điểm vượt trội hơn, là có thể tương thích với nhiều trình duyệt đặc trưng hơn nữa. 
  • Con dấu trang: Con dấu trang động (dynamic site seals) là một biểu tượng đồ họa nhỏ cho thấy doanh nghiệp của bạn là xác thực và đã được xác nhận bởi nhà cung cấp chứng thực số. SSL trả phí cung cấp cho doanh nghiệp các con dấu trang động, tạo sự tin cậy cho khách hàng cho người dùng trong khi SSL miễn phí không thể đáp ứng được điều này. 
  • Khả năng định dạng tên miền: Các SSL miễn phí không hỗ trợ tên miền khác nhau nhiều như SSL trả phí. Chẳng hạn, với tên miền tiếng Việt thì sẽ không được SSl miễn phí hỗ trợ mà bắt buộc phải dùng SSL trả phí. 

Sau khi điểm qua những khác biệt giữa SSL miễn phí và SSL trả phí, hy vọng doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình loại SSL phù hợp với quy mô cũng như loại hình kinh doanh của mình. 

4 năm trước