so-sanh-crm-va-erp

CRM và ERP: Đâu mới là sự lựa chọn đúng đắn cho doanh nghiệp?

Được đăng trong: Kinh nghiệm kinh doanh
Bởi 94now
Nhiều hơn từ tác giả này

Khi đang tìm kiếm các giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp mình, chắc hẳn bạn sẽ nghe đến phần mềm ERP và phần mềm CRM. Mặc dù cùng là giải pháp phần mềm tối ưu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhưng 2 phần mềm này lại được sử dụng cho những nhu cầu và mục tiêu khác nhau. Có phải bạn đang phân vân không biết phần mềm nào phù hợp với doanh nghiệp mình? Và nên tích hợp phần mềm nào? 

CRM và ERP là gì?

Trong bối cảnh phát triển nền kinh tế không ngừng hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp cần ứng dụng công nghệ vào tối ưu hóa quy trình quản lý và vận hành doanh nghiệp. Lúc này, phần mềm hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp là CRM và ERP càng được quan tâm nhiều hơn. Có phải bây giờ trong đầu bạn đang tự đặt ra một loạt các câu hỏi về CRM và ERP. Chẳng hạn như chúng có gì khác nhau? Khi nào cần dùng CRM và khi nào cần triển khai ERP?

Trước khi đưa ra quyết định lựa chọn phần mềm nào cho doanh nghiệp mình, bạn cần hiểu rõ về CRM và ERP. Vậy CRM và ERP là gì?  

CRM (viết tắt của Customer Relationship Management) là tổng thể các hoạt động của doanh nghiệp trong việc tạo dựng mối quan hệ với khách hàng. Quy trình này bao gồm việc tìm ra khách hàng tiềm năng, biến họ thành khách hàng thực sự, xây dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ với những khách hàng này.

CRM là hệ thống tổng quan nhiều kỹ thuật trong hoạt động kinh doanh, từ giai đoạn nghiên cứu khách hàng, phân tích hành vi, phân chia đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, định vị sản phẩm đến bán hàng và chăm sóc khách hàng.

Còn ERP (viết tắt của Enterprise Resource Planning) hay còn có tên gọi khác là hoạch định nguồn lực doanh nghiệp, là giải pháp giúp doanh nghiệp tự kiểm soát các nguồn nhân lực, tài nguyên của mình thông qua các hoạt động chủ chốt. Những hoạt động này bao gồm quản lý mua hàng, kế toán, phân tích tài chính, quản lý quan hệ của khách hàng, theo dõi đơn hàng, quản lý bán hàng... 

Mục tiêu tổng quát của ERP là đảm bảo các nguồn lực của doanh nghiệp như nhân lực, máy móc, vật tư, tài chính... để đảm bảo doanh nghiệp vận hành trơn tru, có kế hoạch và chiến lược định hướng.

crm-va-erp

CRM và ERP: So sánh sự khác biệt

Sau khi đọc xong định nghĩa của CRM và ERP, bạn chắc hẳn đã có thể phần nào thấy được sự khác biệt của 2 hệ thống này rồi. Trong khi CRM là phần mềm nhắm vào lợi nhuận và lòng trung thành của khách hàng thì ERP sẽ tập trung vào quy trình kinh doanh nhằm tối ưu thời gian, chi phí và hiệu quả của nó. Tuy nhiên, để phân biệt rõ hơn sự khác nhau của 2 phần mềm này, bạn có thể tham khảo thêm các tính năng của 2 phần mềm này. 

Những tính năng của phần mềm CRM và ERP sẽ phục thuộc vào nhà cung cấp mà bạn lựa chọn, tuy nhiên, thông thường các phần mềm này đều sẽ bao gồm một số tính năng cơ bản. Những tính năng của phần mềm ERP thường sẽ là: 

  • Quản lý tài chính: Một số chức năng cụ thể thường bao gồm quản lý tài sản cố định, các khoản phải trả, các khoản phải thu và sổ sách. Ngoài ra, hệ thống còn cung cấp một số chương trình cũng có thể giúp xây dựng ngân sách, dự báo tài chính và tính thuế.
  • Quản lý nguồn nhân lực: Các công cụ của CRM có khả năng lên lịch làm việc của nhân viên, tính toán tiền lương và phê duyệt nghỉ phép. Ngoài ra, hệ thống cũng có thể quản lý dự án, cho phép chủ doanh nghiệp nắm được các dự án mà nhân viên đang thực hiện, đồng thời phân bổ nhân sự.
  • Quản trị quan hệ khách hàng: ERP cũng có tính năng quản trị quan hệ khách hàng, tuy nhiên nó không thể đầy đủ tất cả các tính năng của phần mềm CRM mà chỉ bao gồm các tính năng cơ bản. 
  • Quản lý hàng tồn kho: Các tính năng quản lý hàng tồn kho bao gồm thiết lập các điểm sắp xếp lại hàng tự động, thông báo định mức hàng tồn kho kết hợp với quản lý phân phối, kho hàng hoặc sản xuất.
  • Quản lý chuỗi cung ứng: Quản lý toàn bộ quy trình nhập hàng từ quản lý đơn đặt hàng, phân phối, giám sát chất lượng, tuân thủ quy định và sản xuất. Đặc biệt, hệ thống còn có khả năng kết nối tự động giữa các nhà cung cấp với nhau.

Còn đối với CRM, vì mục tiêu của hệ thống là chăm sóc và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng, kích thích họ quay trở lại mua hàng nên những tính năng chính của phần mềm cũng xoay quanh mục tiêu này:

  • Quản lý liên hệ: Doanh nghiệp có thể theo dõi và chỉnh sửa thông tin khách hàng, gán địa chỉ liên hệ vào các tài khoản khác nhau. Ngoài ra, hệ thống có thể lưu trữ hợp đồng, hóa đơn và các tài liệu liên quan khác về khách hàng.
  • Theo dõi tương tác của khách hàng: Theo dõi lịch sử mua hàng của khách hàng để cải thiện quy trình bán hàng. Doanh nghiệp cũng có thể phân khúc khách hàng tiềm năng dựa trên ý định mua, sở thích và hành vi mua. 
  • Quản lý cơ sở dữ liệu: Tất cả mọi bộ phận của doanh nghiệp có thể truy cập vào hệ thống cùng lúc để xem dữ liệu. Mọi thông tin được hệ thống lưu trữ có thể dễ dàng tải xuống để cung cấp cho các quy trình hoạt động khác của doanh nghiệp. 
  • Quản lý chiến dịch Marketing: Cho phép doanh nghiệp tìm mục tiêu chiến dịch tiếp thị tiềm năng và đo lường hiệu quả của các chiến dịch này. Ngoài ra, một số hệ thống còn tích hợp với các ứng dụng email khác nhau để tiếp thị qua email dễ dàng.

CRM hay ERP: Đâu mới là lựa chọn phù hợp với doanh nghiệp?

Tích hợp CRM hay ERP vào doanh nghiệp chắc hẳn đều là thắc mắc chung của rất nhiều công ty đang có nhu cầu ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh. Tất nhiên điều này hoàn toàn phụ thuộc vào mục tiêu của mọi doanh nghiệp, là tập trung vào quản lý mối quan hệ khách hàng hay kiểm soát quy trình bán hàng toàn diện. Song, dù biết vậy nhưng đôi khi rất khó để doanh nghiệp đưa ra quyết định về sự lựa chọn của mình. 

Một số ý kiến khuyên rằng doanh nghiệp khi mới thành lập thì nên ứng dụng CRM, sau khi hoạt động kinh doanh phát triển thì sẽ tích hợp ERP vào hệ thống. Bởi giai đoạn đầu là thời điểm doanh nghiệp đang cần tìm kiếm khách hàng và mở rộng tầm ảnh hưởng của mình, vì vậy triển khai CRM là điều vô cùng cần thiết.

Hệ thống sẽ giúp doanh nghiệp phân tích hành vi khách hàng và quản lý toàn bộ hoạt động bán hàng. Với các chiến dịch tiếp thị và chăm sóc khách hàng thành công, doanh nghiệp dễ dàng tạo được lòng tin nơi khách hàng, giúp doanh nghiệp tăng doanh số và phát triển nhanh chóng. Khi doanh nghiệp phát triển, nhân lực cũng tăng lên cũng như quy trình làm việc cũng trở nên phức tạp hơn. Chính vì vậy, đây là thời điểm thích hợp để tích hợp ERP cho doanh nghiệp, giúp tối ưu quá trình quản lý.

Với một số doanh nghiệp cần tích hợp cả 2 phần mềm CRM và ERP cùng lúc nhưng vẫn đang quan ngại về vấn đề tài chính. Thông thường, trong phần mềm ERP cũng đã tích hợp một số tính năng cơ bản của phần mềm CRM. Nếu doanh nghiệp vẫn chưa có nhiều nhu cầu về tính năng nâng cao của CRM, việc tích hợp ERP lúc này sẽ trở thành sự lựa chọn có vẻ đúng đắn. 

Hoặc một gợi ý khác khi doanh nghiệp vẫn đang muốn tích hợp cả 2 phần mềm ERP và CRM, bạn có thể tham khảo giải pháp thương mại điện tử của 94now. 94now hỗ trợ doanh nghiệp quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh, quản lý nội bộ doanh nghiệp và chăm sóc khách hàng chủ động. Đặc biệt, với một số tính năng mới cần thiết, 94now sẽ tích hợp thêm vào hệ thống cho doanh nghiệp nhanh chóng và dễ dàng.

Một số tính năng tiêu biểu của 94now hỗ trợ doanh nghiệp quản lý đơn hàng, quản lý khách hàng, báo  cáo doanh thu và hỗ trợ đắc lực cho hoạt động tiếp thị, chăm sóc khách hàng. Đây chính là giải pháp tích hợp ERP và CRM toàn diện, đồng thời còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí triển khai phần mềm. 

Chi phí giải pháp cụ tỉ như thế nào sẽ phụ thuộc vào nhu cầu và mô hình kinh doanh của doanh nghiệp bạn. Để rõ hơn về chi phí triển khai giải pháp kinh doanh toàn diện cho doanh nghiệp mình, để lại thông tin dưới bài viết này để được 94now tư vấn cụ thể nhé. 

3 năm trước